Ý NGHĨA CỦA NHỮNG CHIẾC NHẪN

Theo quan niệm xưa của Phương Tây thì nhẫn còn mang một ý nghĩa vô cùng lớn. Đối với người Hy Lạp cổ, nhẫn cưới phải có 3 loại, tượng trưng cho từng giai đoạn của hôn nhân mà bất kỳ cặp đôi nào cũng hướng đến là nhẫn đính hôn, nhẫn cưới và nhẫn vĩnh cửu.

Chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa về 3 loại nhẫn này:

 

Nhẫn đính hôn

Đây là chiếc nhẫn mà người đàn ông sẽ trao tặng cho người phụ nữ mà họ yêu thương khi cầu hôn. Hình ảnh quen thuộc thường thấy nhất ở các cặp đôi chính là hành động quỳ gối và mong nhận được sự đồng ý của người thương.

Nếu như người phụ nữ đồng ý thì họ sẽ gật đầu chấp thuận và để người đàn ông đeo nhẫn vào tay mình. Hiện nay, ở cả trên thế giới và tại Việt Nam thì nhẫn cưới gắn một hoặc nhiều viên kim cương được ưa chuộng nhiều nhất, bởi kim cương có giá trị và vẻ đẹp trường tồn như minh chứng cho một tình yêu vĩnh cửu.

Nhẫn cưới

Nhiều người vẫn hay nhầm tưởng rằng nhẫn đính hôn sẽ được dùng trong ngày cưới. Đây là điều sai lầm vì về mặt ý nghĩa nhẫn cưới khác với nhẫn đính hôn.

Nhẫn cưới là biểu trưng cho lời hứa trọn đời bên nhau. Việc đeo nhẫn cưới cũng được xem như sự nghiêm túc trong việc kết hôn và mang tính bước ngoặt của đôi bên là bởi khi cùng trao nhẫn cho nhau cũng chính là lúc hai người chính thức trở thành vợ chồng.

Sau ngày cưới, cô dâu và chú rể sẽ tiếp tục đeo nhẫn cưới hàng ngày. Một khi đã đeo nhẫn cưới trên tay thì được coi như cả hai đã dành trọn vẹn tình yêu cho nhau và mỗi cá nhân sẽ có trách nhiệm hơn trong việc xây dựng tổ ấm.

Nhẫn vĩnh cửu

Không nhiều người biết về nhẫn vĩnh cửu vì thường loại nhẫn này là chồng sẽ tặng cho vợ mình sau một quãng thời gian chung sống với nhau lâu năm mà nhiều người hay gọi là lễ kỷ niệm ngày cưới Bạc, Vàng, Kim Cương.

Khi đấy, nhẫn vĩnh cửu sẽ gắn thêm đá quý hoặc kim cương xung quanh chiếc nhẫn như minh chứng rằng, cuộc hôn nhân bền chặt không bị phá vỡ bởi bất kỳ điều gì.

Đeo nhẫn thế nào cho đúng?

Chúng ta vẫn thường thấy và cũng cho rằng nhẫn cưới hay nhẫn đính hôn phải được đeo ở ngón tay áp út bàn tay trái, tuy nhiên, phụ nữ người Do Thái lại chỉ đeo nhẫn ở ngón tay trỏ.

Ở nhiều nước khác nhau trên thế giới, họ cũng có quan niệm riêng trong cách đeo nhẫn cưới nên việc đeo nhẫn thế nào cho đúng phụ thuộc vào phong tục của từng quốc gia

Ở Việt Nam thường thì quan niệm “nam tả, nữ hữu”, tức đàn ông tay phải còn phụ nữ thì tay trái nên nhẫn thường được nữ đeo ở tay trái và nam đeo ở tay phải.

Nhiều nước ở Châu Âu, họ tin rằng ngón tay giữa của bàn tay trái có một mạch máu chạy thẳng đến tim và gọi đó là mạch máu tình yêu.

Người La Mã thường đeo nhẫn cưới ở ngón tay áp út bên bàn tay trái vì họ cho rằng ngón tay áp út bên tay trái có một tĩnh mạch liên kết với nhịp đập con tim của mỗi người.

Người Trung Quốc thì lại có quan niệm khác. Họ quy định ngón cái tượng trưng cho cha mẹ, ngón trỏ tượng trưng cho anh em, ngón giữa là chính mình, ngón áp út tượng trưng cho người bạn đời, ngón út là anh em. Vì vậy mà người Trung Quốc đeo nhẫn ở ngón áp út bên tay trái.

PHP Code Snippets Powered By : XYZScripts.com