Lễ ăn hỏi là một trong những lễ được xem là quan trọng trong truyền thống tổ chức đám cưới của người Việt ta. Để có thể đi đến tổ chức đám cưới thì cặp đôi cần phải trải qua một khoảng thời gian không ngắn để chuẩn bị cho các nghi lễ. Sau khi hoàn thành tất cả mọi nghi lễ thì mới tới ngày cưới.
Những điều cần chú ý trước khi tổ chức đám cưới
Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng bận rộn thì các nghi lễ trước khi trước đã được rút gọn bớt nhưng không thể thiếu 3 nghi thức quan trọng đó là gặp mặt gia đình hai bên, đính hôn và tổ chức đám cưới.
Khi đôi trẻ đã được nhà trai và nhà gái đồng ý thì việc đi lại tìm hiểu nhau sẽ trở nên chính thức sau lễ dạm ngõ. Tiếp sau đó là lễ ăn hỏi hay còn gọi là lễ đính hôn. Lễ ăn hỏi thường diễn ra trước khoảng nửa tháng, một tháng hoặc vài tháng trước lễ cưới, điều này tùy theo từng gia đình.
Lễ ăn hỏi chính là cột mốc quan trọng đánh dấu đôi trẻ đã được “để dành” cho nhau. Ở lễ này, hai họ sẽ thông báo chính thức với họ hàng, làng xóm về việc hứa gả con cái cho bên nhà trai và chọn ngày lành tháng tốt, bàn chuyện tổ chức cưới xin và lễ này thường chỉ tổ chức ở nhà gái.
Trong lễ ăn hỏi thì bên nhà trai mang các tráp (mâm quả) lễ vật đến “nói chuyện” với nhà gái, thường sẽ có từ 5, 7 hoặc 9 mâm tùy gia đình. Ngoài tráp phủ vải đỏ thì bên trong đính nhiều biểu tượng bằng giấy, hình trái tim đỏ có chữ song hỷ cách điệu màu vàng…vì người ta tin đây chính là những điều mang lại may mắn, hạnh phúc cho đôi uyên ương.
Sau phần lễ trên bàn thờ gia tiên, bên nhà gái sẽ “lại quả” một phần lễ này cho nhà trai để mang về. Phần còn lại sẽ được chia nhỏ để đem biếu người thân, láng giềng như một cách thông báo con gái nhà mình sắp thành gia thất. Thường thì ngoài việc báo tin lễ ăn hỏi, có nhiều gia đình còn gửi kèm cả thiệp báo hỷ nếu ngày cưới được tổ chức gần ngay sau đó.
Lễ ăn hỏi thường diễn ra trong phạm vi nhỏ và thành phần tham dự chủ yếu là các mối quan hệ đặc biệt thân thiết. Ngoài ba mẹ và họ hàng hai bên còn có bạn bè thân thiết của cô dâu chú rể hoặc thêm vài người lớn tuổi gần nhà chứng kiến.
Sẽ có một buổi tiệc nhỏ tại nhà gái chuẩn bị để mời nhà trai và những người tham dự. Đây như là lời cảm ơn từ nhà gái vì sự có mặt của mọi người trong ngày quan trọng của con gái, đồng thời tạo hòa khí tốt đẹp cho cả hai bên gia đình. Sau phần lễ này cả hai đã được xem như thành đôi và có thể đối đãi với nhau như vợ chồng và đương nhiên bắt đầu gọi hai bên là ba mẹ.
Như vậy, lễ ăn hỏi là một trong những truyền thống không thể thiếu khi tổ chức đám cưới của các cặp đôi. Hãy tham khảo để chuẩn bị kỹ càng để hạnh phúc trọn vẹn hơn nhé!
NHÀ HÀNG TIỆC CƯỚI BÁCH VIỆT
90 Mạc Đĩnh Chi, P. Đakao, Q.1, TP. HCM
08 3827 3678 – 08 3827 5375
info@bachviet.com.vn
Đám cưới là việc hệ trọng của cả một đời người nên bạn muốn nó phải diễn ra thật suôn sẻ. Vậy nên đặc tiệc tại nhà hàng tiệc cưới như thế nào là tốt tại Tp.HCM là [...]
Hãy tham khảo bài viết dưới đây để giúp bạn hình dung ra được những việc gì nên chuẩn bị cho lễ cưới khi tổ chức ở Tp.HCM và bắt tay vào thực hiện ngay từ hôm nay [...]
Một trong những vấn đề quan trọng trong ngày cưới chính là tìm được địa điểm tổ chức tiệc cưới hợp lý. Vậy nên đặt tiệc ở nhà hàng tiệc cưới nào ở Tp.HCM có giá cả hợp [...]
Để tìm một nhà hàng tổ chức tiệc cưới tại Tp.HCM không quá khó nhưng một nhà hàng tiệc cưới nào là sang trọng và đẹp tại Tp.HCM với mức giá phải chăng không hề dễ tìm. [...]
Tiệc cưới ngày nay không chỉ là dịp để chia sẻ niềm vui, mà đây còn là cơ hội để Cô Dâu – Chú Rể thể hiện dấu ấn cá nhân, tính cách cũng như gu thẩm mỹ [...]